Trong tất cả các bạn chắc hẳn ai củng từng nghe qua tên miền hoặc một lần mua tên miền để sử dụng cho mục đích website hoặc blog của cá nhân, doanh nghiệp mình. Chắc hẳn có rất nhiều bạn vẫn đang nhầm lẫn giữa vòng đời tên miền Việt Nam (.VN) và tên miền quốc tế, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý tên miền Việt Nam của bạn vì vòng đời của hai tên miền này hoàn toàn khác nhau.
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vòng đời của tên miền việt nam và tên miền quốc tế
Vòng đời tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế
1. Vòng đời tên miền Việt Nam
Từ ngày 10/10/2015, Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/08/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet chính thức được ban hành và có hiệu lực. Theo thông tư này, vòng đời của tên miền “ .VN” có nhiều thay đổi, cụ thể:
- Người sử dụng chỉ có thể đăng kí tên miền khi đang ở trạng thái tự do
- Tên miền sau khi mua phải được duy trì đăng kí và thời gian cho phép duy trì tối đa/ lần là 10 năm, tối thiểu là 1 năm là khoảng thời gian tên miền đã được đăng ký và sử dụng làm tên website, e-mail, ….
- Khi tên miền hết hạn, trạng thái của tên miền như sau:
Trong vòng 1 – 5 ngày sau khi hết hạn: Tên miền vẫn được duy trì hoạt động bình thường.
Còn lại 30 ngày tiếp theo: Tên miền bị tạm ngừng hoạt động.
Trong vòng 35 ngày sau ngày hết hạn mà chủ thể không gia hạn, kể từ ngày thứ 36 trở đi tên miền sẽ chuyển sang trạng thái “ Xử lý thu hồi tên miền” hay còn gọi là trạng thái chờ xóa (Pending Delete). Ở trạng thái này tên miền không được phép thực hiện duy trì và sẽ bị thu hồi trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày thứ 36 để trở về trạng thái tự do để cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng. Ở trạng thái này tên miền sẽ bị xóa bản ghi trên hệ thống DNS Quốc Gia.
2. Vòng đời của tên miền quốc tế
– Giai đoạn 1: Trạng thái tự do
Giai đoạn này tên miền chưa được ai đăng ký. Bất cứ cá nhân (hoặc tổ chức) nào cũng đều có thể đăng ký với điều kiện tên miền phải hợp lệ.
Vậy thì như thế nào mới là tên miền hợp lệ và phải thỏa những điều kiện nào?
Dĩ nhiên tên miền bắt buộc bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu trừ (-).
Chiều dài tối đa không quá 253 ký tự (tính cả phần mở rộng. VD: .com, .org).
– Giai đoạn 2: Thời gian đăng ký
Tương tự như tên miền .VN, tên miền quốc tế cũng cần được duy trì sau khi đăng ký.
Giai đoạn này kéo dài từ 1 – 10 năm. Và tên miền có thể đưa vào sử dụng làm website, email…
– Giai đoạn 3: Hết hạn
Thời điểm này tên miền đã hết hạn và không thể hoạt động được, điều đó đồng nghĩa với việc bạn không thể truy cập vào tên miền.
Tùy theo từng nhà cung cấp domain mà giai đoạn bị các nhà cung cấp nắm giữ khác nhau, nhưng thường là từ 0 – 45 ngày.
Trong giai đoạn này, các nhà cung cấp tên miền có toàn quyền áp đặt các quy định ví dụ như: giữ lại tên miền đẹp cho họ (đây là nguyên nhân bạn thấy rất nhiều tên miền đẹp bị nước ngoài nắm giữ), đem bán hoặc đấu giá cho người khác hoặc để nó hết hạn.
– Giai đoạn 4: Chờ chuộc
Tại thời điểm này, có thể coi tên miền quốc tế đã hết hạn thật sự. Toàn bộ thông tin quản trị của tên miền quốc tế đã bị xoá trên hệ thống, mọi hoạt động dựa trên tên miền (web, mail, …) đều bị chấm dứt.
Tên miền có thể cứu bằng cách liên hệ trực tiếp đến Nhà đăng ký để yêu cầu chuộc tên miền. Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm.
Trong đó, phí chuộc là phí trả cho Nhà đăng ký để chuộc lại tên miền đã vào trạng thái Redemption. Tùy thuộc vào quy định của từng Nhà đăng ký mà phí chuộc có thể khác nhau.
Sau khi chuộc tên miền thành công, bạn cần gia hạn tên miền từ 1 -10 năm để quay lại trạng thái duy trì.
– Giai đoạn 5: Chờ xóa
Lúc này, tên miền đã chết hoàn toàn, không có khả năng cứu. Thời gian kéo dài 5 ngày
Sau giai đoạn này, tên miền trở về trạng thái ban đầu Available, chờ được đăng ký trở lại. Bắt đầu một vòng đời mới.
Những tên miền đẹp, có lượng truy cập nhiều thường được các bộ máy săn tên miền quan tâm.
Khi tên miền vừa tự do mà chủ tên miền không kịp đăng ký lại thì sẽ bị người “săn tên miền” nhanh tay đăng ký trước.
Nắm rõ vòng đời tên miền Việt Nam và tên miền quốc tế nhằm giúp các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức sẽ chủ động hơn trong việc đăng ký tên miền cho mình củng như duy trì hoạt động của tên miền mình tốt hơn.